Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2017-2018
PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG MN SƠN CA
Số 78/KH-TrMN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Mạo Khê, ngày 22 tháng 9 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ NĂM HỌC 2017 - 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02 /QĐ-TrMN ngày 22/9/2017của Hiệu trưởng trường MN Sơn Ca)
Căn cứ Hướng dẫn số 835/HD-PGD&ĐT ngày 19/9/2016 "V/v hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra nội bộ trường học từ năm học 2016-2017 của Phòng GD&ĐT Đông Triều";
Căn cứ Kế hoạch số 14/KH-TTr ngày 6/9/2017 của Thanh tra sở GD&ĐT Quảng Ninh về thanh tra năm học 2017-2018;
Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường và kết quả kiểm tra các năm học trước. Trường MN Sơn Ca xây dựng Kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ năm học 2017 - 2018 như sau:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ
1. Mục đích:
Hoạt động kiểm tra hướng vào việc phát hiện, chấn chỉnh, kiến nghị, sửa đổi những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Tăng cường kiểm tra trách nhiệm, nhiệm vụ được giao của người đứng đầu cơ sở giáo dục, trong việc thực hiện các quy định của tổ chức, cá nhân về hoạt động giáo dục; việc triển khai chủ trương đổi mới của ngành; những vấn đề nóng, bức xúc trong dư luận (thực hiện quy chế chuyên môn, thu chi tài chính, vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục (CSGD), sử dụng sổ sách, tuyển sinh đầu năm,...
Công tác kiểm tra nội bộ trường học (KTNBTH) là một hoạt động quản lý thường xuyên của hiệu trưởng; Công tác KTNBTH nhằm giúp hiệu trưởng tìm ra những biện pháp đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra; góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển nhà trường.
Thông qua việc kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra thường xuyên, nhà trường đánh giá được thực trạng năng lực, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của mỗi cá nhân giáo viên từ đó tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ đội ngũ từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm thúc đẩy đội ngũ giáo viên không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, nêu gương tốt cho người học, đồng thời làm căn cứ để các cấp quản lý giáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên.
Thông qua việc kiểm tra các tổ chức, bộ phận trong nhà trường hiệu trưởng đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ từ đó điều chỉnh kế hoạch, tư vấn, thúc đẩy các cá nhân, tập thể và tự điều chỉnh quá trình công tác góp phần thực hiện các nhiệm vụ, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao của nhà trường
2. Yêu cầu:
Công tác KTNBTH phải đảm bảo tính đại trà, toàn diện, trực tiếp các nội dung và đối tượng; thực hiện trên nguyên tắc: thủ trưởng vừa là chủ thể kiểm tra (kiểm tra cấp dưới theo chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục, tự kiểm tra) vừa là đối tượng kiểm tra (công khai hoá các hoạt động, các thông tin quản lý nhà trường để Ban KTNBTH kiểm tra); KTNBTH phải đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ, công bằng, phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của giáo viên. Kết luận rõ về ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu của giáo viên, các tổ chức, bộ phận trong nhà trường, đảm bảo đánh giá đúng và chính xác.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra.
Quá trình kiểm tra phải có hồ sơ phải được lưu giữ qua các năm; Cán bộ quản lý phải dành nhiều thời gian cho hoạt động kiểm tra.
3. Nhiệm vụ:
*Nhiệm vụ trọng tâm:
Tiếp tục thực hiện chủ trương 4 kiểm tra, kết quả thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua, việc đổi mới quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục, trọng tâm nhất là kiểm tra hoạt động và chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ của các thành viên trong nhà trường.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật thanh tra 2010; Luật khiếu nại tố cáo; Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật về công tác thanh tra.
*Nhiệm vụ cụ thể:
Thành lập Ban kiểm tra nội bộ nhà trường thành phần của ban kiểm tra là CBQL trường học, những cán bộ chuyên môn, đoàn thể, giáo viên cốt cán có năng lực, uy tín trong nhà trường; dưới sự điều hành trực tiếp của hiệu trưởng, phân công nhiệm vụ cụ thể, định hướng công việc cho từng thành viên ban KTNBTH. Từng bước nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, trước hết là các thành viên ban KTNBTH về các quy định trong quản lý nhà nước về giáo dục; góp phần thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Ban KTNBTH cùng hiệu trưởng xây dựng kế hoạch KTNBTH trong năm học, sát thực tiễn, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và có tác dụng trong công tác kiểm tra, cụ thể hoá kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học bằng việc lập kế hoạch cụ thể cho từng tháng, theo từng đợt; phổ biến công khai kế hoạch cho toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường; đưa nội dung đánh giá công tác KTNBTH vào chương trình công tác, đồng thời điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch cho sát thực tế, cuối học kỳ và cuối năm học sơ kết, tổng kết công tác KTNBTH trước hội đồng trường.
Ban kiểm tra nội bộ tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác KTNBTH theo kế hoạch, đảm bảo đầy đủ các nội dung kiểm tra, thời điểm, đối tượng, thành phần kiểm tra phù hợp, bám đúng mục tiêu; tránh bệnh hình thức, đối phó, không hiệu quả tránh tình trạng giao phó cho một cá nhân kiểm tra hoặc để người đứng đầu bộ phận tự kiểm tra, lập biên bản bộ phận mình; mỗi nội dung kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra để làm căn cứ đánh giá, lưu trữ hồ sơ. Ban kiểm tra nội bộ phối kết hợp tốt với ban thanh tra nhân dân để giải quyết kịp thời các nội dung liên quan; kiến nghị với thủ trưởng đơn vị, đại diện các tổ chức đoàn thể xử lý đúng thẩm quyền và trách nhiệm kết quả kiểm tra, các biểu hiện sai sót, hạn chế. Đánh giá, điều chỉnh, bổ sung đầy đủ các kế hoạch trong năm học. Xử lý kết quả, và đúc rút kinh nghiệm trong công tác KTNBTH cho những năm tiếp theo; lưu trữ đầy đủ hồ sơ của nhà trường.
B. CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA
I. ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA
Toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA
1. Thực hiện kế hoạch giáo dục
1.1. Nội dung kiểm tra:
Nội dung kiểm tra được xác định theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường, và quy định tại các văn bản pháp quy khác có liên quan.
Thực hiện kế hoạch giáo dục: Thực hiện chỉ tiêu, số lượng học sinh, từng lớp; Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục; Thực hiện Quy chế tuyển sinh, chuyển trường (chuyển đi, chuyển đến); Hồ sơ quản học sinh....
1.2. Đối tượng kiểm tra: Đối tượng là tất cả các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của hiệu trưởng.
1.3. Thời gian thực hiện kiểm tra: Các tháng trong năm học, từ tháng 10/2017 đến hết tháng 5/2018.
2. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên
2.1. Hình thức kiểm tra
- Kiểm tra toàn diện giáo viên.
- Kiểm tra hoạt động chăm sóc, giảng dạy của giáo viên.
- Kiểm tra hồ sơ của giáo viên.
2.2. Nội dung kiểm tra
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
+ Tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động;
+ Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.
2.3. Kết quả công tác được giao (đối với giáo viên):
+ Thực hiện quy chế chuyên môn (thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần, ngày, giáo án ; tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng…).
+ Kiểm tra giờ lên lớp: dự giờ tối đa 1 hoạt động học và các hoạt động vui chơi, hoạt động ăn ngủ…trong 1 ngày.
+ Kết quả giảng dạy và chăm sóc học sinh, đánh giá hoạt động của trẻ từ đầu năm đến thời điểm kiểm tra; kiểm tra viên khảo sát chất lượng; so sánh kết quả học sinh do nhà giáo giảng dạy với các lớp khác trong trường (có tính đến đặc thù của đối tượng dạy học).
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: thực hiện công tác chủ nhiệm, công tác kiêm nhiệm khác, tham gia các cuộc vận động, các phong trào
3. Kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn
- Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng: nhận thức, vai trò, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn, khả năng tổ chức các hoạt động.
- Kiểm tra hồ sơ tổ chuyên môn: bản kế hoạch, biên bản các cuộc sinh hoạt tổ, chất lượng dạy, các chuyên đề bồi dưỡng chyên môn, sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, hoạt động ngoại khoá... Nền nếp sinh hoạt chuyên môn;
- Kiểm tra tra nền nếp chuyên môn: soạn bài, duyệt bài, sinh hoạt tổ (nhóm), dự giờ, giảng mẫu... Kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;
- Kiểm tra chất lượng chăm sóc- giáo dục của tổ nhóm
4. Kiểm tra các bộ phận tài chính, văn thư:
4.1.Nhân viên phụ trác công tác tài chính, tài sản và công tác kế toán:
- Thu, chi các khoản đóng góp của cha, mẹ học sinh và học sinh;
- Các khoản chi ngân sách, chi khác của đơn vị;
- Việc xác định các khoản chênh lệch thu chi hoạt động và trích lập các quỹ;
- Các quan hệ thanh toán;
- Việc quản lý và sử dụng tiền mặt;
- Việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính;
- Công tác mua sắm, đầu tư xây dựng cơ bản (nếu có);
- Việc chấp hành các chế độ, nguyên tắc kế toán tài chính.
4.2. Nhân viên phụ trách hoạt động của bộ phận văn thư hành chính.
Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Việc chuyển, lưu trữ công văn đi, công văn đến;
- Việc quản lý và sử dụng con dấu;
- Kiểm tra việc quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính, giáo vụ (sổ đăng bộ, hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên, sổ lưu trữ các văn bản, công văn và các loại hồ sơ sổ sách khác...).
5. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng
- Việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về phòng, chống tham nhũng.
- Việc công khai, minh bạch hoạt động tài chính, ngân sách nhà nước; việc công khai, minh bạch trong mua sắm công, xây dựng cơ bản và quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Việc xây dựng, thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
- Việc thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
- Việc thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập.
6. Kiểm tra xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp dân
Khi kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp dân cần thực hiện đầy đủ các quy định tại Luật khiếu nại, tố cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo; Nghị định 36/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo.
Tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công chức, viên chức; đồng thời kiên quyết xử lý những người lợi dụng dân chủ để khiếu nại, tố cáo trái quy định của pháp luật.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Kiểm tra thường xuyên
- Được tiến hành thường xuyên hàng tuần theo kế hoạch của tổ và của Phó Hiệu trưởng nhà trường:
- Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra giáo án, bài soạn.
+ Kiểm tra hồ sơ sổ sách.
+ Kiểm tra việc thực hiện chế độ chăm sóc, và giáo dục trẻ
+ Kiểm tra đột xuất các chuyên đề từng tháng
2. Kiểm tra toàn diện giáo viên
- Được tổ chức trung bình một tháng 2- 3 CB, GV và NV.
- Nội dung kiểm tra: Theo nội dung kiểm tra toàn diện ở trên.
- Lực lượng kiểm tra: Các thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ trường học (theo Quyết định của Hiệu trưởng).
3. Kiểm tra công tác quản lí của nhà trường
Thực hiện 1 đợt kiểm tra về công tác quản lý trong một năm học. Nội dung chủ yếu là kiểm tra việc thực hiện chế độ hồ sơ, sổ sách; việc thực hiện chế độ sinh hoạt, hội họp; việc xây dựng và thực hiện kế hoạch; việc lưu trữ và bảo quản hồ sơ... Các đợt kiểm tra này tiến hành lồng ghép với việc đánh giá chất lượng trường học. Đối tượng được kiểm tra là các tổ chuyên môn, các bộ phận công tác: hành chính, kế toán và các đoàn thể... và các mặt công tác; phổ cập giáo dục; lao động ; hoạt động ngoài giờ lên lớp; y tế vệ sinh trường học…
4. Công tác kiểm tra của Ban giám hiệu nhà trường
- Kiểm tra chế độ chăm sóc giáo dục trẻ: kiểm tra thường xuyên hàng tuần.
- Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch: Hàng tuần.
- Kiểm tra chế độ hồ sơ: Hàng tháng.
Trong mỗi học kỳ có tất cả các mặt công tác, tất cả giáo viên, nhân viên đều được Ban giám hiệu kiểm tra, nhận xét.
5. Chế độ báo cáo và lưu trữ hồ sơ
a/ Chế độ báo cáo
- Sau mỗi tháng các tổ công tác, các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ báo cáo kết quả kiểm tra cho phó trưởng ban thường trực.
- Báo cáo định kỳ: Học kỳ 1: Hoàn thành và nộp cho trưởng ban trước 31/12/2017. Học kỳ 2: Hoàn thành và nộp cho trưởng ban trước 15/5/2018.
b/ Công tác lưu trữ hồ sơ kiểm tra
-Kế hoạch kiểm tra nội bộ
-Quyết định thành lập ban kiểm tra nội bộ
-Phân công nhiệm vụ các thành viên ban kiểm tra nội bộ,
-Biên bản kiểm tra
-Phiếu hoạt động
6. Phân công chế độ, trách nhiệm trong việc kiểm tra nội bộ trường học
Các thành viên theo bảng phân công của ban chỉ đạo, thực hiện theo phân công của trưởng ban kiểm tra nội bộ.
7. Phương pháp công tác
- Tự nghiên cứu, tìm kiếm các văn bản có công tác kiểm tra trong phạm vi lĩnh vực được phân công.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra cho lĩnh vực được phân công; Sau khi được thủ trưởng đơn vị duyệt, chủ động thực hiện kế hoạch kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo của cấp trên.
8. Chương trình, Kế hoạch kiểm tra toàn năm (Bảng phụ lục kèm theo)
Trên đây là Chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ trường năm học 2017- 2018 của trường MN Sơn Ca, trong quá trình thực hiện sẽ có những công việc đột xuất hoặc đột biến về thời gian thực hiện nên sẽ có những điều chỉnh kịp thời, nếu có gì vướng mắc và thay đổi thì sẽ có điểu chỉnh tại kế hoạch hoạt động hàng tháng.
Nơi nhận: - Ban chỉ đạo (t/h); - Gi¸o viªn, nhân viên trêng (t/h); - Cổng TTĐT trường; - Lưu VT. | HIỆU TRƯỞNG
Lưu Ngọc Nhung |
PHỤ LỤC
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TRA HÀNG THÁNG
Thời gian | Nội dung kiểm tra | Đối tượng kiểm tra | Người phụ trách | Ghi chú | ||
Tháng 10 | - Kiểm tra toàn diện lớp 2D1, 2D2 | - Hoàng Thị Thu Hà - Phạm Thị Hiển - Vũ Thị kim Thương - Phạm Thị phượng | Ban KTNB |
| ||
Tháng 12 | - Kiểm tra toàn diện lớp 2D3, 3A1
- Hành chính và y tế | - Ty Thị Ba - Nguyễn Thị Bích Liên - Phạm Thị Thắm - Bùi Thị Thoan - Nguyễn Thị Duyên - Lê Thị thúy Ân | Ban KTNB |
| ||
Tháng 1 | - Kiểm tra toàn diện lớp 3A2, 3A3, | - Nguyễn Thị Vi - Phạm thị Lành - Nguyễn Thị Huyên | Ban KTNB |
| ||
Tháng 2 | - Kiểm tra toàn diện Lớp 4B1,4B2, 4B3 | - Nguyễn Thị Kim Tuyết - Nguyễn Thị Thúy Liên - Vũ Thị Vân Anh - Nguyễn Thị Thúy - Đào Thu Phương - Vũ Thị Hằng | Ban KTNB |
| ||
Tháng 3 | - Kiểm tra toàn diện lớp 5C1, 5C2 | - Trương Thị Hồng Liên - Phạm thị Phương - Tô Thị Hoài - Hoàng Thị Thu | Ban KTNB |
| ||
Tháng 4 | - Kiểm tra toàn diện lớp 5C3, 5C4
- Tài chính-kế toán | - Lê Thị Hồng - Phạm thị trà My - Thân Thị Thu Thảo - Nguyễn Thanh Huyền - Đoàn Thị Kim Ngân | BKTNB |
| ||
Tháng 5 | - Báo cáo công tác kiểm tra toàn diện năm học 2017-2018 |
| BKTNB |
| ||
|
|
| ||||
- Thông tư 09/2017
- Phân công nhiệm vụ năm học 2017-2018
- -Phân công nhiệm vụ năm học
- Cơ sở vật chất năm học 2017-2018
- Kế hoạch công tác tháng 10/2017
- kế hoạch CNTT năm học 2017-2018
- Tài chính công khai ngày 22/09/2017
- Tài chính công khai ngày 21/092017
- Kế hoạch ứng dụng phòng học thông minh năm học 2017-2018
- Kế hoạch tổ chức khai giảng năm học 2017-2018
- Chương trình công tác tháng 8/2017
- LỊCH CÔNG TÁC THÁNG 7/2017
- Tài chính công khai ngày 8/06/2017
- Tài chính công khai ngày 7/06/2017
- Tài chính công khai ngày 6/06/2017